Scroll Top

4 trụ cột giúp doanh nghiệp tăng trưởng lâu dài

IMG_7677

1. Tránh cạm bẫy “hào nhoáng” của công nghệ
Ngành bán lẻ đầy rẫy những khoản đầu tư công nghệ thất bại. Bạn còn nhớ sự cường điệu về in 3D và cách nó được dự đoán sẽ thay đổi hoàn toàn ngành bán lẻ không? Nhiều nhà bán lẻ đã vội vàng đầu tư mạnh vào công nghệ này mà không có chiến lược rõ ràng hoặc đánh giá thực tế về tiềm năng hoàn vốn (ROI). Kết quả là những thiết bị đắt đỏ bị bỏ xó trong kho, minh chứng cho hội chứng “hào nhoáng” – khi doanh nghiệp chạy theo xu hướng công nghệ mới mà không thực sự đánh giá tính phù hợp hoặc hiệu quả đầu tư. Đây là một cạm bẫy phổ biến có thể khiến nguồn lực bị lãng phí và cản trở tăng trưởng.

Để tránh rơi vào bẫy này, các nhà bán lẻ cần có một quy trình đánh giá công nghệ nghiêm ngặt, không bị cuốn theo những bản demo hay chiến dịch quảng bá rầm rộ. Trước hết, hãy xác định mục tiêu cụ thể của công nghệ mới:

– Công nghệ này sẽ giải quyết vấn đề kinh doanh nào?
– Nó có giúp đạt được mục tiêu chiến lược không?
– Nó có nâng cao trải nghiệm khách hàng, cải thiện hiệu suất vận hành hoặc tăng trưởng doanh thu không?

2. Ưu tiên đầu tư lấy khách hàng làm trung tâm
Trải nghiệm khách hàng dần trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu trong ngành bán lẻ. Các nhà bán lẻ phải liên tục thích ứng để đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng ngày càng cao của khách hàng, mang đến những trải nghiệm liền mạch, cá nhân hóa và hấp dẫn trên mọi điểm chạm.

Và trong quá trình này, công nghệ đóng vai trò then chốt. Nhưng với nguồn lực có hạn, doanh nghiệp cần có chiến lược rõ ràng trong việc đầu tư công nghệ. Theo đó, ưu tiên những khoản đầu tư trực tiếp nâng cao trải nghiệm khách hàng là chìa khóa dẫn đến thành công.

Một ví dụ tiêu biểu là khoản đầu tư của Amazon vào tính năng mua hàng chỉ với một cú nhấp chuột (one-click ordering). Dù có vẻ đơn giản, công nghệ này đã cách mạng hóa sự tiện lợi của mua sắm trực tuyến, cho phép khách hàng đặt hàng nhanh chóng mà không cần nhập lại thông tin thanh toán hay vận chuyển. Nhờ đó, trải nghiệm mua sắm được tối ưu hóa, góp phần giúp Amazon thống trị thị trường thương mại điện tử.

3. Xây Dựng Văn Hoá Đổi Mới Sáng Tạo
Đổi mới không chỉ là áp dụng công nghệ mới mà còn là nuôi dưỡng tư duy cải tiến liên tục. Các nhà bán lẻ cần tạo môi trường khuyến khích nhân viên ở mọi cấp độ đề xuất ý tưởng, thách thức lối mòn và đón nhận sự thay đổi. Thay vì sợ thất bại, doanh nghiệp cần xây dựng một văn hoá coi trọng học hỏi và thử nghiệm.

Một ví dụ điển hình là chính sách “20% thời gian” của Google, cho phép nhân viên dành một phần thời gian làm việc để phát triển ý tưởng mới. Nhờ đó, những sản phẩm như Gmail và Google News ra đời.

Bên cạnh việc trao quyền cho nhân viên, các nhà bán lẻ có thể thúc đẩy đổi mới bằng cách xây dựng không gian thử nghiệm, tổ chức hackathon hoặc nền tảng chia sẻ ý tưởng. Khuyến khích sự hợp tác giữa các phòng ban cũng giúp nhân viên có góc nhìn đa chiều và đưa ra giải pháp sáng tạo hơn.

Ngoài ra, dữ liệu và phân tích đóng vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới. Theo dõi hiệu suất, xác định xu hướng và ra quyết định dựa trên dữ liệu giúp doanh nghiệp tối ưu hoá vận hành, cá nhân hoá trải nghiệm khách hàng và đo lường hiệu quả của các sáng kiến mới.

Một chiến lược dựa trên dữ liệu không chỉ giúp phát hiện những điểm cần cải thiện mà còn đảm bảo doanh nghiệp có thể thích ứng nhanh với thị trường luôn thay đổi.

4. Đón Đầu Công Nghệ Mới

AI, học máy (ML), blockchain và IoT đang tái định hình cách quản lý chi phí trong bán lẻ, giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành, nâng cao hiệu suất và cải thiện trải nghiệm khách hàng.

AI & ML: Tự động hóa quy trình, cá nhân hóa gợi ý sản phẩm, quản lý hàng tồn kho và dự đoán nhu cầu. Chatbot AI hỗ trợ khách hàng tức thì, trong khi thuật toán ML phân tích dữ liệu để nhận diện rủi ro và tối ưu hành trình mua sắm.

Blockchain: Tăng cường minh bạch chuỗi cung ứng, giảm thiểu gian lận và tối ưu quản lý tồn kho bằng hệ thống giao dịch an toàn, không thể thay đổi.

IoT: Theo dõi tồn kho theo thời gian thực, giám sát điều kiện bảo quản hàng hóa và cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm theo hành vi khách hàng.
Trong ngành bán lẻ, cân bằng giữa đổi mới sáng tạo và quản lý chi phí giống như “đi trên dây” – cần một chiến lược vững chắc để duy trì ổn định trong khi vẫn tạo ra đột phá.

Bằng cách xây dựng văn hóa đổi mới, tận dụng dữ liệu và hợp tác với đối tác công nghệ phù hợp, doanh nghiệp không chỉ đảm bảo tăng trưởng bền vững mà còn duy trì lợi thế cạnh tranh trong thị trường ngày càng khốc liệt. Đổi mới không phải lựa chọn xa xỉ mà là yếu tố sống còn.

Nguồn: ETail Asia

Leave a comment