[Yếu kém trong tư duy pháp lý của Việt Nam so với Hoa Kỳ]
Trong thủ tục hình sự phức tạp, người trong ngành thường thấy nhất là xuất hiện nhiều lỗi lặt vặt trong toàn bộ quá trình. Ví dụ như biên bản lời khai không ghi ngày, ghi sai tên, thiếu chữ ký …. Nói chung là những lỗi nhỏ, xuất hiện ở bất kỳ nền pháp lý trên mọi quốc gia. Là một lẽ đương nhiên xảy ra trong hoạt động của con người, các nền tư pháp buộc phải tư duy ra cách giải quyết đối với những vấn đề “có sai nhưng sai đến đâu” như trên.
Ở Hoa Kỳ, đấy là “học thuyết vi phạm vô hại”. Và như thế nào là vi phạm vô hại thì có cả một nền tảng tư duy, lập luận đứng sau, đúng với cái tên gọi “học thuyết”
Ở Việt Nam, áp dụng châm ngôn “vi phạm tố tụng nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án”. Đây là diễn ngôn được sử dụng rất nhiều, là sáng tạo cá nhân của một người duy nhất. Không nằm trong bất kì luật hay án lệ nào. Cũng không có bất kì diễn giải, lập luận nào rõ ràng đằng sau.
Nếu xét về khía cạnh sai phạm trong tố tụng hình sự thì chỉ có câu “vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng” và xuất hiện ở rất nhiều văn bản luật.
Về mặt cá nhân, tôi cho rằng bản thân câu nói “vi phạm tố tụng nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án” là câu nói sai về logic và thể hiện tư duy IQ khá thấp. Bởi lẽ một vụ án, “bản chất vụ án” là thứ không bao giờ thay đổi, công tác điều tra là giúp làm “sáng tỏ vụ án” chứ không tạo ra “bản chất vụ án” để mà thay đổi. Do đó, việc vi phạm thủ tục tố tụng sẽ góp phần “sai lệch sự thật vụ án” chứ không bao giờ có chuyện làm “thay đổi bản chất”. Đấy hoàn toàn là về mặt logic thông thường.
Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam đã có bài viết rất đáng tham khảo, các đồng nghiệp và những người quan tâm có thể dành thời gian tìm hiểu.
https://www.linkedin.com/posts/luatsuminhlong_h%E1%BB%8Dc-thuy%E1%BA%BFt-vi-ph%E1%BA%A1m-v%C3%B4-h%E1%BA%A1i-ugcPost-7282321242433429504-kzP_?utm_medium=ios_app&utm_source=social_share_send&utm_campaign=copy_link